$985
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cup c1. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cup c1.Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích". ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cup c1. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cup c1.Vào lúc 15 giờ 15 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, Báo Thanh Niên.Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.Điều này mang đến lợi thế gì cho Việt Nam và các trường ĐH - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước? Nhu cầu nhân lực và nhu cầu của người học hiện nay đối với những ngành công nghệ là gì? Trước xu hướng đó, thí sinh có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Những vấn đề này sẽ được bàn luận trong phần 3 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ".Chương trình diễn ra từ 15 giờ 15 - 16 giờ 15, gồm các chuyên gia:Tiến sĩ Lê Viết Tuấn, Trưởng bộ môn trí tuệ nhân tạo, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: "Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức, phép thử cho chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ nắm bắt tốt cơ hội này". Năm nay Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 5.300 chỉ tiêu, 34 chương trình chuẩn và 17 chương trình chất lượng cao. Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh linh hoạt, trong đó phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và theo đề án riêng của trường.Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng có thể nói đây là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Trường ĐH Công thương TP.HCM tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có việc chuẩn bị nền tảng cho việc mở các ngành đào tạo này thời gian tới. Năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Trước xu hướng này, nhiều thí sinh đặt vấn đề có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn… Ngành AI tại mỗi trường chương trình đào tạo khác nhau hay cùng chung một hướng kiến thức? Thu nhập của người làm về AI hiện nay khoảng bao nhiêu? Đây là băn khoăn của nhiều bạn đọcTheo thạc sĩ Dương Thành Phết, về chương trình đào tạo, ngành AI tại các trường ĐH cơ bản là giống nhau. Vì khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là phải tiến hành khảo sát, đối sánh chương trình đào tạo của trường mình và các trường ĐH trong nước cũng như các trường quốc tế. Định hướng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là theo hướng ứng dụng thực hành nên xây dựng chương trình đào tạo cũng như đào tạo luôn có sự đồng hành của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực CNTT hướng tới việc ứng dụng thực hiện nhiều hơn.Nhiều thí sinh băn khoăn về những điều kiện phù hợp để học ngành công nghệ và CNTT. Trước băn khoăn này, tiến sĩ Lê Viết Tuấn giải đáp: "CNTT có nhiều vị trí việc làm cho cả người hướng nội và người hướng ngoại. Dù thuộc tuýp nào cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước người khác… Tố chất đầu tiên là đam mê công nghệ - năng lượng vô hạn vượt qua thách thức trong nghề. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, khát khao tìm hiểu, tò mò cái mới sẽ giúp chúng ta không ngừng học hỏi kiến thức trong học tập và làm việc. Ngoài ra, việc có khả năng tư duy logic, phán đoán tốt sẽ giúp thành công hơn trong sự nghiệp". Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho rằng nhóm ngành công nghệ và CNTT dù học kỹ thuật vẫn tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức khác. Trong thời đại công nghệ đang phát triển, việc học công nghệ và làm việc trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc học ngành này không còn sự phân biệt về giới tính, khô khan hay hài hước. Một thí sinh đặt câu hỏi: "Các ngành công nghệ tại Trường ĐH Công thương TP.HCM có tỷ lệ chọi ra rao? Em thích về máy móc, động cơ, khả năng 3 môn toán, lý, hóa chỉ được khoảng 20-21 điểm thì nên chọnngành công nghệ nào?"Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho hay trường đào tạo nhiều ngành về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, trừ nhóm ngành CNTT lấy điểm chuẩn từ 24-26 điểm hàng năm, các ngành còn lại từ mức 20-22 điểm (theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, so với điểm chuẩn năm vừa rồi, em có thể trúng tuyển vào các ngành như cơ khí điện tự động kỹ thuật nhiệt. Ngoài ra, thí sinh có thể dự thi đánh giá năng lực để tăng khả năng trúng tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Lê Viết Tuấn, năm 2025, Trường ĐH Mở TP.HCM bổ sung môn tin học, công nghệ và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển của trường. Trường cũng dự kiến tổ chức kỳ thi V-SAT để lấy kết quả xét tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 và phần 2 chương trình tại đây. ️
Cũng dịp này, người dân thành Vinh còn được tiếp cận kho sách khổng lồ với giá ưu đãi từ 15-70%. Đây là món quà đặc biệt mà hội sách Hùng Vương muốn dành tặng cho độc giả .️
Theo Tom’s Guide, mặc dù chỉ được Samsung 'nhá hàng' chớp nhoáng trong sự kiện ra mắt dòng S25, nhưng Galaxy S25 Edge đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế siêu mỏng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài tên gọi và độ mỏng, gần như không có thông tin nào khác về chiếc điện thoại này được tiết lộ.Mới đây, một video tiếng Tây Ban Nha (hiện đã bị xóa) trên YouTube đã mang đến những thông tin rò rỉ cực kỳ giá trị về S25 Edge. Theo trang tin Android Authority, video không chỉ cho thấy một chiếc S25 Edge 'bằng xương bằng thịt' mà còn hé lộ một số thông số kỹ thuật quan trọng.Video có cảnh so sánh trực tiếp S25 Edge với Galaxy Z Fold 6 (đang mở). Kết quả cho thấy, S25 Edge chỉ dày hơn một chút so với Z Fold 6 (5,6 mm khi mở). Điều này đồng nghĩa với việc, S25 Edge có thể sẽ có độ dày dưới 6 mm (chưa tính phần lồi camera), mỏng hơn đáng kể so với Galaxy S25 (7,2 mm).Video cũng cho thấy ứng dụng AIDA64 đang chạy trên S25 Edge, tiết lộ một số thông số kỹ thuật chính như chip Snapdragon 8 Elite, bộ nhớ RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB và pin 4.000 mAh.Chưa dừng lại ở đó, trong một video khác (cũng đã bị xóa) mang đến sự xuất hiện đầy bất ngờ của một chiếc điện thoại được cho là Google Pixel 9a. Chiếc điện thoại này có màu đen Obsidian quen thuộc, logo chữ G đặc trưng và thiết kế hoàn thiện, cho thấy đây có thể là phiên bản thương mại. Cụm camera hình viên thuốc gần như không lồi lên, các cạnh được bo cong mềm mại, tạo nên một tổng thể rất phong cách.Trong số hai chiếc điện thoại này, Pixel 9a có khả năng sẽ ra mắt trước. Các tin đồn trước đây cho rằng Pixel 9a sẽ trình làng vào giữa tháng 3. Trong khi đó, Samsung vẫn giữ kín thông tin về S25 Edge, nhưng nhiều khả năng máy sẽ được giới thiệu vào mùa hè, có thể là cùng với Galaxy Z Fold 7 vào tháng 7 hoặc tháng 8. ️